Case study là gì? Ý nghĩa của Case study là gì?

vnsava

Case study là gì? Ý nghĩa của Case study là gì?

Nhiều bạn học sinh, sinh viên từ thời đại học, cao đẳng đã nghe đến khái niệm nghiên cứu case study. Trong bài viết này trung tâm tư vấn du học Vnsava xin giới thiệu đến bạn đọc thông tin về Case Study là gì? Phân tích case study như thế nào? Phương pháp chuẩn để phân tích case study là gì… Tất cả sẽ được trung tâm tư vấn du học Vnsava giải đáp trong bài viết này

Case study là gì ? Phương pháp chuẩn để phân tích case study
Case study là gì ? Phương pháp chuẩn để phân tích case study

Case study là gì?

  • Case Study là phương pháp nghiên cứu ứng dụng chuyên sâu lý thuyết cho một trường hợp, sự kiện đã xảy ra và có thật giúp mọi người hiểu, hình dung rõ hơn nội dung đang học. Trong một Case Study, gần như mọi khía cạnh của chủ đề đều được phân tích và đưa ra ví dụ minh chứng một cách rõ ràng, dễ hiểu.
  • Case study có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm tâm lý học, y học, giáo dục, du học, định cư, nhân chủng học, khoa học chính trị và công tác xã hội…
  • Nghiên cứu Case study cho phép sinh viên học Bachelor và nghiên cứu sinh học Master kiểm tra chặt chẽ các dữ liệu trong một ngữ cảnh nhất định. Trong hầu hết các trường hợp, phương pháp case study sẽ chọn một khu vực địa lý hoặc một số hạn chế của đối tượng để nghiên cứu. Bản chất của case study chính là khám phá và nghiên cứu các hiện tượng thực tế và đời sống con người. Bằng cách phân tích chi tiết các ngữ cảnh của sự kiện và mối liên kết của chúng.

Ý nghĩa của Case Study là gì?

Tăng sự hứng thú khi học

Khi được học lý thuyết kèm với các Case Study cụ thể. Các dự án nghiên cứu và giải pháp của case study đều rất có ích trong giáo dục, giúp học sinh, sinh viên phát huy được tối đa khả năng tìm hiểu và áp dụng trong thực tế. Đây cũng chính là yếu tố quyết định chất lượng đầu ra của các trường đại học danh tiếng.

Nghiên cứu Case study được coi là cách thức tối ưu nhất để giúp người xem hiểu và ghi nhớ lý thuyết và nó được áp dụng phổ biến tại cái trường đại học hàng đầu thế giới như Harvard, Stanford, M.I.T. Học bằng case study giúp người học hoàn thiện kỹ năng phân tích và các kỹ năng khác của một người quản lý.

Tăng tính thực tiễn

Ở các trường học hay công ty, việc đào tạo và cập nhật kiến thức là vô cùng quan trọng. Hoạt động này được diễn ra liên tục, thường xuyên.

Tuy nhiên, lý thuyết chuyên ngành thường rất nhiều và khó hiểu, người học sẽ rất khó để tiếp thu. Vì vậy, các Case Study sẽ giúp tăng tính thực tiễn, đưa ra các ví dụ dễ hiểu, sát thực tế giúp người nghe, người đọc cảm thấy dễ hiểu hơn.

Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm

Phân tích Case Study theo nhóm là một hoạt động thường thấy trong khi học tập tại các trường đại học. Trong quá trình cùng nhau phân tích, nêu ý kiến, phản biện, bạn sẽ nâng cao kỹ năng làm việc nhóm và phát triển kỹ năng mềm như giao tiếp, đàm phán, thuyết phục người khác.

Có cơ hội áp dụng thực tế

Case Study đưa ra là những trường hợp đã được áp dụng, xảy ra trong thực tế giúp cho người học liên kết một cách chặt chẽ giữa lý thuyết với thực tiễn. Dựa vào những đúc kết đó, bạn có thể áp dụng dễ dàng hơn cho trường hợp đang gặp ở hiện tại.

Ưu điểm của Case Study là gì?

  • Tính hấp dẫn
  • Tính cập nhật
  • Tính điển hình và đại diện
  • Phù hợp để học tập trên cơ sở hệ thống kiến thức nền đầy đủ
  • Cách thức tối ưu nhất (nếu có thể thực hiện được) để giúp người học hiểu và ghi nhớ kiến thức lý thuyết.
  • Qua việc phân tích Case Study, người học cũng hiểu rõ hơn về phần lý thuyết mà không cảm thấy khô khan, nhàm chán. Ngoài ra, Case Study cũng phản ánh đúng thực tế, những tình huống thực sự có thể xảy ra trong quá khứ lẫn cả hiện tại. Điều này giúp người học dễ dàng tiếp cận, đánh giá và rút ra bài học cho chính mình.

Hạn chế của Case Study là gì?

Tuy có nhiều ưu điểm nhưng phương pháp Case Study cũng có các hạn chế mà chúng ta cần xem xét. Thứ nhất là kết quả nghiên cứu này ở dạng dữ liệu định tính, gồm rất nhiều chữ, gây khó khăn cho những ai có khả năng đọc kém.

Thứ hai là phương pháp này không có tính khái quát cao mà chỉ đi sâu vào một số tình huống cụ thể nên chưa áp dụng được tổng thể lý thuyết. Cuối cùng là Case Study thường không xây dựng một quy trình rõ ràng cho người học nên đôi khi khó nắm bắt nội dung.

Các dạng Case Study thường gặp là gì?

Case Study được sử dụng phần lớn trong lĩnh vực kinh doanh, tại trường đại học hoặc trong doanh nghiệp. Đó là cách rất tốt để sinh viên hay nhân viên học hỏi kinh nghiệm, bí quyết từ những thành công hay thất bại của các trường hợp đã xảy ra trên thị trường. Nhìn chung, sẽ có 2 dạng Case Study thường gặp đó là Strategy và Operations.

Operations – Hoạt động kinh doanh

Là dạng Case Study về cách điều phối hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp một cách hiệu quả, năng suất và mang lại lợi ích kinh tế cao. Các Case Study thường gặp về Operations là bài toán tăng doanh số, giảm thiểu chi phí, cải thiện kết quả kinh doanh sau thuế, cải tổ hay tái cấu trúc doanh nghiệp.

Strategy – Chiến lược kinh doanh

Là dạng Case Study về chiến lược, đường hướng kinh doanh đã gặt hái được kết quả vượt bậc. Hoặc cũng có thể là trường hợp thất bại nhưng lại rút ra được bài học quý báu.

Các chiến lược kinh doanh trong dạng Case Study này thường là thâm nhập thị trường mới, phân tích ngành, sáp nhập và mua lại, chiến lược giá, chiến lược tăng trưởng, chiến lược khởi nghiệp, chiến lược kinh doanh của đối thủ,…

Cách tìm kiếm Case Study như thế nào?

Bước 1: Xác định lĩnh vực bạn muốn nghiên cứu, tìm hiểu. Đó có thể là một môn học ở trường hay lĩnh vực mà bạn đang cần học hỏi để mở rộng hiểu biết của bản thân, phục vụ cho công việc và sự nghiệp.

Bước 2: Xác định chính xác phần mà bạn muốn đi sâu. Ví dụ đang tìm hiểu lĩnh vực tư vấn du học và phần bạn muốn đi sâu là tư vấn du học Canada hoặc là tư vấn du học Mỹ, tư vấn du học Úc…Xác định càng chi tiết thì bạn sẽ tìm được Case Study sát với phần lý thuyết hay kiến thức mà mình muốn học hỏi.

Bước 3: Sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google, Google Scholar để tìm kiếm các chủ đề bạn đã xác định cần tìm hiểu, nghiên cứu và thêm từ “case study”. Đặc biệt, Google Scholar sẽ hiển thị các bài viết mang tính học thuật, rất phù hợp với mục đích nghiên cứu, học tập.

Bước 4: Tạo file lưu trữ các link case study phù hợp và hữu ích đối với bạn. Đồng thời, bạn cũng phải ghi chú các ý quan trọng cho mỗi Case Study để thuận tiện cho việc tìm kiếm và theo dõi.

Lưu ý: Để nghiên cứu và phân tích hiệu quả Case Study, bạn nên tiến hành thảo luận nhóm để thu thập được nhiều góc nhìn khác nhau, đào sâu hơn vấn đề được nhắc đến. Bên cạnh đó, làm dấu nổi các ý quan trọng khi đọc Case Study có thể giúp bạn dễ tổng hợp thông tin phân tích hơn.

Phân tích case study (Research)

Trong marketing nói riêng và các lĩnh vực khác như kinh doanh hay kinh tế nói chung, case study ngày càng trở nên phổ biến. Mang tính thực tiễn, ứng dụng cao với các tình huống, vấn đề sát với lý thuyết, case study là một công cụ cực kì hữu dụng với mỗi người làm Marketing.

Phân tích case study như nào là chuẩn?

Ở bước đầu tiên, chúng ta sẽ phải nghiên cứu về nhãn hàng/công ty được nhắc đến trong case study. Bạn có thể dựa vào một số câu hỏi gợi ý sau để đưa ra hướng phân tích cho phù hợp:

  • Nhãn hàng hay sản phẩm đó là ai?
  • Lĩnh vực kinh doanh của họ là gì?
  • Thương hiệu đó có độ nhận diện cao/thấp/trung bình cụ thể ra sao?
  • Sản phẩm của thương hiệu đó có đặc điểm thế nào, có điểm gì đặc biệt so với các đối thủ khác trên thị trường?
  • Vấn đề họ cần giải quyết là gì?

Bằng cách đặt ra các câu hỏi và tìm câu trả lời cho chúng, chúng ta sẽ có được một cái nhìn rõ ràng hơn về thương hiệu mà đang được phân tích. Từ đó mới có được những đánh giá và bài học chuẩn xác từ case study.

Phân khúc thị trường (Segmentatation)

Sau khi đã nghiên cứu được vấn đề, chúng ta sẽ đi đến bước phân khúc thị trường.

Trước hết hãy nói qua một chút khái niệm về phân khúc thị trường. Phân khúc thị trường là sự phân chia thị trường thành các phân nhóm nhỏ hơn dựa trên các đặc điểm về nhân chủng học, xã hội học, kinh tế,…

Chẳng hạn, khi phân khúc thị trường dựa trên thu nhập của người tiêu dùng, chúng ta có thể chia thị trường thành 3 phân khúc:

  • Thu nhập cao
  • Thu nhập trung bình
  • Thu nhập thấp

Nếu phân loại theo tuổi tác, hoặc nghề nghiệp thì thị trường lại có thể phân ra thành các phân khúc:

  • Người dưới độ tuổi lao động
  • Trong độ tuổi lao động
  • Quá tuổi lao động
  • Nhân viên văn phòng
  • Freelancer

Phân tích cách nhãn hàng phân khúc thị trường khi phân tích case study sẽ giúp chúng ta nhận ra cách nhãn hiệu lựa chọn yếu tố quan trọng trong chiến lược kinh doanh của họ. Không phải nhãn hàng nào cũng đưa vào tất cả các yếu tố khi phân đoạn thị trường, và có những yếu tố quan trọng với nhãn hiệu này, nhưng lại chẳng quan trong với nhãn hiệu khác

Khách hàng mục tiêu (Targeting)

Ở bước này, chúng ta sẽ phân tích đối tượng mà chiến dịch trực tiếp nhắm đến. Và tại sao lại lựa chọn đối tượng đó? Bước này sẽ giúp chúng ta hiểu được rằng, các bước đi của nhãn hàng trong chiến dịch đều có lý do. Và lý do đó ở đây là chính là dựa trên nhóm khách hàng mục tiêu này.

Nhóm khách hàng mục tiêu (targeted customers) được hiểu là nhóm khách hàng mà nhãn hiệu lựa chọn để truyền đạt thông điệp thông qua campaign quảng cáo. Họ được lựa chọn với những đặc điểm nhất định từ các phân khúc khách hàng từ phần segmentatation. Ở phần phân tích khách hàng mục tiêu khi phân tích case study, bạn cần quan tâm đến cách thực hiện quảng cáo, cách thực hiện chiến dịch đã phù hợp với đối tượng khách hàng chưa? Khi khách hàng đọc được nó có gây được tác động như mong muốn không?

Định vị thương hiệu (Positioning)

Sau khi chiến dịch hoàn thành, họ đã thu về kết quả như thế nào? Định vị của nhãn hàng trong tâm trí khách hàng ra sao, có thay đổi gì không? Hoặc chiến dịch đã tác động đến nhận thức xã hội như thế nào? Khi phân tích các kết quả thu được từ campaign, người đọc có thể nhận ra liệu campaign đó thành công hay thất bại? Thành công về mặt doanh thu, về thương hiệu hay chỉ viral chung chung mà không liên quan đến thương hiệu.

Với những thông tin trung tâm tư vấn du học vnsava.com chia sẻ trên đây đã giúp các bạn du học sinh hiểu được Case study là gì ? Phương pháp chuẩn để phân tích case study, Các bước triển khai Case Study hoàn chỉnh…Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho các bạn trong tương lai cũng như hỗ trợ trong quá trình du học tại các trường đại học và cao đẳng của Canada, Mỹ và Úc…

vnsava
Chuyên viên tư vấn du học Canada, Úc, Mỹ bậc THPT, Cao đẳng, Đại học, Cao học