Sevis là gì? Phí Sevis là gì?

vnsava

Sevis là gì? Phí Sevis là gì?

SEVIS là khoản phí du học sinh Mỹ buộc phải đóng khi có kế hoạch du học Mỹ. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể hiểu vì sao lại xuất hiện khoản chi phí này, vậy nên trong thời gian qua Vnsava đã nhận được rất nhiều câu hỏi về phí SEVIS

Những lưu ý về SEVIS cho du học sinh
Những lưu ý về SEVIS cho du học sinh

Trong bài viết này trung tâm tư vấn du học Vnsava xin giới thiệu đến bạn đọc thông tin về Sevis là gì? Phí Sevis là gì?… Tất cả sẽ được trung tâm tư vấn du học Vnsava giải đáp trong bài viết này

Phí Sevis là gì?

SEVIS (Student and Exchange Visitor Information System) là hệ thống internet được xây dựng bởi Bộ An ninh nội địa Mỹ (DHS) và Bộ Ngoại giao Mỹ (DOS). Nhiệm vụ của là phí an ninh quốc phòng của Mỹ được xây dựng trên là theo dõi và giám sát tất cả những thông tin liên quan đến visa du học Mỹ của sinh viên quốc tế bao gồm các loại visa: M, F, J, F-2, M-2, J-2.

Phí SEVIS là khoản tiền du học sinh sẽ đóng cho Bộ An ninh quốc phòng Hoa Kỳ để duy trì và bảo trì hệ thống SEVIS. Nói đơn giản thì đó là số tiền bạn cần phải đóng cho SEVIS để họ theo dõi và giám sát các thông tin liên quan đến visa, đảm bảo rằng tất cả các vấn đề liên quan đến visa của bạn đều được thông báo trong thời gian ngắn nhất.

Cách đóng phí SEVIS như thế nào?

Để đóng phí SEVIS, du học sinh Mỹ có hai cách lựa chọn như sau:

Cách 1: Đóng phí trực tuyến bằng thẻ tín dụng

Chi phí SEVIS được đóng cho Bộ An ninh quốc phòng Mỹ, vậy nên thanh toán chỉ được thực hiện khi bạn có thẻ tín dụng quốc tế Visa hoặc Mastercard, nếu chỉ có thẻ nội địa thì bạn không thể đóng phí an ninh theo hình thức này.

Để đóng phí an ninh bằng thẻ tín dụng, các bạn truy cập vào địa chỉ website: https://www.fmjfee.com/i901fee/index.html. Sau đó chọn I-901 Payment và điền đầy đủ mọi thông tin website yêu cầu để thanh toán SEVIS.

Sau khi giao dịch hoàn tất, hãy in biên lai thanh toán phí SEVIS và nộp lại biên lai này cho Đại sứ quán để chứng minh rằng bạn đã thanh toán đầy đủ chi phí an ninh cho chính phủ Mỹ.

Cách đóng phí bằng thẻ tín dụng được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn bởi nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên cần lưu ý bạn phải có thẻ tín dụng quốc tế mới có thể thah toán bằng hình thức này.

Cách 2: Đóng phí qua đường bưu điện

Đóng phí qua đường bưu điện cũng là một cách để đóng phí SEVIS, tuy nhiên nhược điểm của cách này là chỉ chấp nhận các ngân phiếu được cấp tại Hoa Kỳ và mất rất nhiều thời gian để nhận được biên lai thu phí để nộp cho đại sứ quán khi phỏng vấn du học Mỹ (khoảng thời gian này có thể kéo dài 1 tháng hoặc hơn).

Cách đóng phí SEVIS cho đường bưu điện được thực hiện như sau:

  • Truy cập vào địa chỉ: https://www.ice.gov/ và tải mẫu đơn I-901 có trên web
  • Điền đầy đủ các thông tin cần thiết theo hướng dẫn tại trang 2 của mẫu đơn I-901
  • Gửi mẫu đơn đến Bộ An ninh nội địa Mỹ

Phí Sevis là bao nhiêu tiền?

Thời điểm hiện tại mức phí SEVIS là 200 USD.

Ngoài khoản 200 USD cố định, bạn nên đóng thêm 35 USD phí chuyển phát nhanh hóa đơn đóng phí SEVIS và mang hóa đơn này đến trình đại sứ quán khi phỏng vấn xin visa du học Mỹ.

Cập nhật:

Theo thông tin mới nhất trung tâm tư vấn du học Vnsava nhận được từ Lãnh sự quán Mỹ tại Việt Nam. Bộ An ninh nội địa Mỹ đã công bố một quy tắc mới trong Đăng ký liên bang vào ngày 23/5/2019. Quyết định điều chỉnh mức phí SEVIS dành cho những du học sinh visa F-1 và visa J-1 bắt đầu từ ngày 24/6/2019. Cụ thể như sau:

  • Visa J-1: Mức phí SEVIS tăng từ 180 USD lên 220 USD
  • Visa F-1: Mức phí SEVIS tăng từ 200 USD lên 350 USD

Đối với những du học sinh đóng phí SEVIS trước ngày 24/6 thì sẽ áp dụng mức SEVIS như cũ, dù khóa học sau ngày 24/6 mới chính thức khai giảng.

Đóng phí SEVIS khi nào?

Phí SEVIS được đóng sau khi bạn nhận được I-20 đến từ trường đại học bạn nộp hồ sơ xin theo học. Trung tâm tư vấn du học Vnsava khuyên bạn chỉ nên đóng phí SEVIS sau khi nhận được I-20 từ phía trường học, bởi vì trong trường hợp bạn không được nhận vào trường thì khoản phí an ninh SEVIS đóng trước đó sẽ không được hoàn lại.

Phí SEVIS có thời hạn bao nhiêu lâu?

Thời hạn của phí SEVIS sẽ kéo dài cho đến khi I-20 hết hiệu lực. Điều này đồng nghĩa với việc sau khi kết thúc khóa học thì phí SEVIS sẽ mất hiệu lực. Trong trường hợp du học sinh ở lại làm việc tại Mỹ sẽ không cần phải đóng tiếp phí SEVIS, bởi vì đây là khoản phí chỉ dành cho visa diện F, J, M và người thân.

Phí SEVIS có được trả lại không?

Có rất nhiều du học sinh quyết định thay đổi trường học tại thời điểm cuối cùng trước khi nhập học nên thường thắc mắc liệu phí SEVIS có được trả lại không. Câu trả lời là: Không. Phí SEVIS không được hoàn lại khi du học sinh thay đổi trường học, vậy nên bạn chỉ còn cách đóng lại phí an ninh này một lần nữa.

Không đỗ visa du học Mỹ có được hoàn lại phí SEVIS không?

Đáp án của câu hỏi này cũng là Không nhé. Cho dù bạn chưa từng đặt chân lên nước Mỹ vì trượt visa thì khoản tiền này cũng sẽ không được trả lại. Đó là lý do vì sao trung tâm tư vấn du học Vnsava khuyên bạn chỉ nên đóng phí SEVIS sau khi nhận được giấy I-20 đến từ phía nhà trường.

Tuy nhiên thật may mắn là cho dù phải phỏng vấn visa nhiều lần thì bạn cũng không phải đóng lại phí SEVIS nếu không có quyết định thay đổi trường học trước đã từng đăng ký theo học.

Với những thông tin trung tâm tư vấn du học vnsava.com chia sẻ trên đây đã giúp các bạn du học sinh hiểu được Sevis là gì? Phí Sevis là gì? những câu hỏi liên quan… Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho các bạn trong tương lai cũng như hỗ trợ trong quá trình làm hồ sơ du học tại các trường đại học và cao đẳng của Anh, Canada, Mỹ và Úc…

vnsava
Chuyên viên tư vấn du học Canada, Úc, Mỹ bậc THPT, Cao đẳng, Đại học, Cao học